Hiến máu là hành động cao đẹp, giúp mang đến món quà sức khỏe vô giá cho người bệnh.
Hiến máu nhân đạo là một trong những nghĩa cử cao đẹp mang đậm giá trị nhân văn. Hiến máu không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí còn có một số tác dụng tích cực nhất định đối với cơ thể. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo, phục vụ cho quá trình tuần hoàn. Hiến máu không mất nhiều thời gian, sức lực nhưng vô cùng cần thiết cho xã hội.
Hằng ngày, hằng giờ, trên cả nước chúng ta luôn gặp những người có hoàn cảnh rất khó khăn. Trong đau ốm, cấp cứu, họ thiếu máu, không đủ điều kiện mua máu để tự cứu sống mình. Họ đang khao khát trông chờ lòng nhân ái bằng những giọt máu quý báu của mọi người. Chỉ cần hiến một phần máu của mình, chúng ta đã cứu sống rất nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính người bệnh đang cần máu.
Để phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, nhằm tạo dựng nét đẹp văn hóa hiến máu cứu người “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, phát huy đạo lý “Thương người như thể thương thân” của người Việt Nam, Trung tâm Huyết học -Truyền máu tỉnh Khánh Hòa tha thiết kêu gọi toàn thể cán bộ công chức, công nhân, viên chức người lao động và mọi người dân đừng ngần ngại hãy tham gia hiến máu cứu người, hãy chia sẻ mỗi giọt máu, một tấm lòng để cứu người, cứu giúp những bệnh nhân có cơ hội được sống hoặc kéo dài sự sống bằng chính giọt máu quý báu của chúng ta.
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn giữ sức khỏe và yên tâm hơn trong mỗi lần hiến máu.
ĐIỀU KIỆN THAM GIA HIẾN MÁU :
- Tất cả mọi người từ 18 - 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.
- Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
- Có đủ điều kiện sức khỏe về huyết áp, mạch đập theo yêu cầu của bác sỹ.
- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ
* Không mắc các bệnh tim mạch, gan, phổi, thận, ung thư, tiểu đường và các bệnh lý về máu.
* Không nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu : HIV/AIDS, viêm gan B – C, giang mai, sốt rét.
* Khi đi hiến máu mang theo giấy chứng minh nhân dân
* Nữ đang trong thời gian hành kinh không được hiến máu

ĐIỀU KIỆN CẦN LÀM TRƯỚC KHI HIẾN MÁU :
-
Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya (ngủ ít nhất 6 tiếng).
-
Nên ăn nhẹ, KHÔNG ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ.
-
KHÔNG uống rượu, bia.
-
Chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái.
-
Mang theo giấy tờ tùy thân.
-
Uống nhiều nước.
LƯU Ý LÀM SAU KHI HIẾN MÁU :
NÊN:
+ Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
+ Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 - 15 phút.
+ Uống nhiều nước sau khi hiến máu.
+ Nên uống viên thuốc sắt sau khi hiến máu.
+ Để miếng băng dính sau ít nhất 3 - 4 giờ mới lấy đi.
+ Trong 2 - 3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
+ Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
TRÁNH:
+ Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.
+ Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
+ Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.

LƯU Ý CHĂM SÓC VỊ TRÍ CHỌC KIM
-
Băng cầm máu cần được giữ ít nhất trong 4 – 6 giờ;
-
Trong 1 số trường hợp ít gặp, nếu sau khi tháo băng, vẫn có máu tươi chảy ra, hãy ấn nhẹ tay vào vị trí bông băng. Đồng thời nâng cao cánh tay 3-5 phút, sau đó băng lại. Giữ băng thêm 6 giờ nữa.
-
Nếu sau hiến máu, quý vị thấy xuất hiện vết bầm tím tại vị trí lấy máu, đừng quá lo lắng.
-
Trong ngày đầu, có thể dùng đá lạnh chườm lên vị trí bị bầm tím.
-
Sau 1 ngày, chuyển sang chườm ấm (chườm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút). Vết bầm tím thường sẽ tự tan và biến mất sau 1 tuần.
Nếu quý vị cần hỗ trợ, tư vấn sau khi hiến máu, vui lòng liên hệ số điện thoại đường dây nóng 0941 40 42 44 để được hỗ trợ.